Trong buổi tọa đàm hồi tháng 6.2017 tại CARA, người sáng lập công ty TA Corporation – bà Phạm Thị Ái Thủy đã nêu lên ưu tư trước 70 đại biểu mà đại đa số là các chủ doanh nghiệp, nhà thiết kế, công ty xây dựng, nhà cung cấp vật liệu xây dựng rằng: “Mong các doanh nghiệp lưu ý về việc huấn luyện công nhân có tay nghề cao để tránh làm thiệt hại cho khách hàng, cho công ty và cho đối tác. Qua đó nó cũng sẽ dẫn đến việc bớt lãng phí và hao tổn tài nguyên môi trường”.
BÀI VÀ ẢNH TRẦN VĂN CHÂU -CEO KELLY-MOORE VIỆT NAM
Trùng với suy nghĩ trên vào tháng 4.2018 nhân dịp ra mắt Câu lạc bộ Ánh Dương, ông Lê Thạc - chuyên gia trong ngành tô phủ, thiết bị đo đạc về sơn đã nói lên thực trạng khập khiễng về tay nghề của công nhân Việt Nam so với công nhân của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương theo kinh nghiệm từ hơn 40 năm qua khi ông có dịp tiếp xúc và làm việc với công nhân của nhiều nước trên thế giới. Ông Lê Thạc kêu gọi chúng ta nên lưu tâm đến việc đào tạo công nhân lành nghề, bởi theo tâm lý người Việt, cha mẹ luôn muốn con cái học đại học để lấy bằng Bác sĩ, Kỹ sư hơn là học nghề. Do vậy, khi các em ra trường và không tìm được việc làm theo ngành đã học thì trong tay không sở hữu một năng khiếu nào cả. Thực tế là lực lượng lao động của Việt Nam chúng tuy nhiều và trẻ nhưng không chuyên nghiệp bằng Thái Lan, Malaysia, Indonesia, chưa nói đến Đài Loan, Singapore hay Hàn Quốc.
Mới đây khi được trò chuyện với KTS Trần Văn Định, có 10 năm sống và làm việc tại Nhật Bản, ông chia sẻ: “Với một thương hiệu của Nhật, họ sử dụng nguyên vật liệu của Việt Nam, dùng công nhân lao động người Việt, vậy mà sản phẩm khi được làm ra lại rất tinh tế, đẳng cấp. Tuy nhiên, nếu cùng nguyên vật liệu đó mà do một công ty Việt Nam thực hiện thì sản phẩm được tạo ra không bằng”.
Những ưu tư trên cũng là điều chúng tôi luôn trăn trở, nên trong thời gian gần đây chúng tôi đang tìm mọi cách tham gia sâu vào lĩnh vực đào tạo tại Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ Tp. HCM (HAWA), mở các lớp hướng dẫn kiến thức về sơn Mỹ thuật, sơn Kiến trúc, sơn Công nghiệp, … khi nhận thấy nhu cầu của thị trường là cần phải trình bày cho chủ đầu tư, giới Kiến trúc sư, Nhà thiết kế, Tư vấn và Xây dựng hiểu rõ ưu và khuyết điểm của từng dòng sơn trong việc ứng dụng, bởi khi thi công người ta cần áp dụng đúng dòng sơn cho phù hợp môi trường. Đó là chưa nói đến việc cần phải hướng dẫn các tổ đội thi công sơn cho đúng quy trình, bởi KTS chọn đúng sản phẩm mà nhà thầu thi công không đúng quy trình thì hỏng mọi chuyện. Theo thống kê của các Hiệp hội và các tổ chức ngành nghề sơn của Hòa Kỳ, khi có một sự việc không ổn xảy ra cho chất tô, cho màng sơn thì người ta thấy ra rằng: chỉ có 30% là do lỗi từ sơn và còn lại 70% là do lỗi thi công.
Sau nhiều năm về lại Việt Nam xây dựng công ty sơn, chúng tôi nghiệm ra vài điều như sau: Khi thi công sơn thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là “chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị” y như việc mở tiệm ăn hay quán Café thì điểm then chốt là “địa điểm, địa điểm và địa điểm”. Nhưng đáp số chung cho việc phát triển bền vững cho mọi ngành là cần đến “đào tạo, đào tạo và đào tạo”.
- VOC thấp nên phù hợp với các quy định nghiêm ngặt mà luật Liên bang và tiểu bang Hoa Kỳ đưa ra trong sản xuất. Điều nay đã dẫn đến việc tốt cho môi trường và sức khỏe của người sử dụng và thi công.
- Độ rắn cao đã làm cho màng sơn dày nên chỉ 1 x lớp với Acrylic-Polysiloxane Hybrids hay Epoxy-Polysiloxane Hybrids là tương ứng với 2 x lớp sơn truyền thống. Điều này dẫn đến việc làm giảm thời gian thi công.
- Việc sở hữu các tính năng ưu việt từ loại tổng hợp Polysiloxane đã đưa đến tính bền màu, không mất độ bóng cũng như chống UV tốt, chống ăn mòn và chống hóa chất tuyệt vời. Điều này dẫn đến việc bớt bảo trì, bớt bảo dưỡng khi công trình đã vào vận hành, bớt gây ra phiền toái cho người sử dụng và giảm chi phí đáng kể và tăng hiệu suất tối đa cho công trình.
Do vậy, 10 năm trước đây chúng tôi đến với thị trường Việt Nam với sản phẩm sơn chống nứt Elastomeric tô phủ lên Saigon Pearl, nhưng ngày hôm nay sơn Kelly-Moore của chúng tôi không chỉ có chống nứt mà còn rất nhiều loại khác nữa từ sơn Sắt, sơn Gỗ, sơn Mỹ thuật, sơn DIY. Đặc biệt dòng 9100 DTM Epoxy là dùng nhựa Polyamide Converted Epoxy. Từ niềm đam mê tìm tòi những sản phẩm giải pháp tốt hầu phục vụ cho khách hàng có được kết quả hơn mong đợi nên năm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến thị trường hệ thống Sơn:
Sơn lại: 2-lớp (1-Lót Pha Màu & 1-Phủ Bền Màu) so với 3-lớp sơn truyền thống.
Sơn Sắt: 2-lớp (9100 DTM Epoxy 5 trong 1) so với 3-lớp sơn truyền thống.
Mang lại nhiều đặc tính ưu việt:
- Giảm 1/3 lượng sơn sử dụng
- Giảm 1/3 thời gian thi công
- Giảm chi phí nhưng chất lượng đẳng cấp Hoa Kỳ.
Mọi chi tiết xin liên lạc với văn phòng Kelly-Moore 028.7300.6045 * 101
Giới thiệu về Polysiloxanes
Polysiloxanes là chất tổng hợp bao gồm sự liên kết giữa những chất bán dẫn Silicon, Oxygen và một số chất hữu cơ được thay thế qua sự gắn kết trực tiếp vào nguyên tử Silicon.
Với phương pháp thay thế cách liên kết chéo (Crosslinking Technology), thay đổi tỷ lệ và biến đổi thành công trong việc đặc chế ra các sản phẩm với một sự tổng hợp dựa trên sự kết nối Silicon-Oxygen bền vững hơn là Carbon-Silicon-Oxygen (445) và Carbon-Carbon (346). Cũng nhờ sự liên kết bền vững này nên nó ít bị oxy hóa hơn.
Khi ứng dụng vào công nghiệp sơn, chất tổng hợp Polysiloxane được hòa quyện với nhựa Acrylic hay nhựa Epoxy để thành một loại nhựa lai có tên là Acrylic-Polysiloxane Hybrids hay Epoxy-Polydiloxane Hybrids để làm thóa đáng các yêu cầu trong quy định sản xuất sao cho phù hợp với những quy luật của từng tiểu bang tại Hoa Kỳ.
Hơn 60 năm qua, trong quá trình ứng dụng chất bán dẫn Silicon vào trong sơn thì người ta không thể phủ nhận những thành quả của nó với một số khả năng như là phụ gia chứ không như phương pháp mới là dùng nhựa tổng hợp Polysiloxane để hòa quyện với nhựa Epoxy hay nhựa Acrylic trong công thức chế tạo ra sơn. Trên thực tế, chất bán dẫn Silicone có thể dẫn truyền được gắn kết tia cực tím UV nên màng sơn có chất tổng hợp Polysiloxane là sẽ rất ổn định.
Từ 2 đặc tính cốt lõi là ít bị oxy hóa và tính dẫn truyền tia UV cao đã mở ra một con đường rộng thênh thang trong việc ứng dụng Polysiloxane để nâng cao hiệu suất của chất tô phủ về nhiều mặt như chống UV cao , không mất độ bóng và không bị phân hóa...
Hiện nay, sơn với chất tổng hợp Polysiloxane có giá thành cao (tính trên lít), nhưng khi thực hiện thành phẩm và tính trên m2 thì tổng số tiền lại thấp hơn như chúng ta phân tích sau:
Tiếng Anh được thể hiện là "cost more, but pay off" nghĩa là "mắc một chút, nhưng lại xứng đồng tiền, bát gạo" từ việc giảm lượng sơn sử dụng, giảm thời gian thi công, giảm chi phí, bớt lo việc bảo trì, bớt tổn hại tài nguyên môi trường, bớt bệnh tật vì VOC thấp đồng thời đem đến cho khách hàng nhiều đặc tính ưu việt như:
- Chống UV rất cao.
- Chống ăn mòn và chống hóa chất tuyệt vời.
- Bền về màu sắc và độ bóng.
- Low VOC và độ rắn cao.
- Sơn và câu chuyện trùng tu công trình kiến trúc (15.01.2021)
- Sơn biển 2 lớp (30.11.2020)
- Sơn hai lớp - Công nghệ đột phá (30.06.2020)
- Từ Vifa GU đến gỗ & sơn (26.04.2019)
- Paint & More - Sơn Mỹ chất lượng là khác biệt (29.12.2018)
- SƠN GIẢI PHÁP: Chống Rỉ Sét Cho Sắt (04.12.2018)
- Phun Bột Trét Bằng Máy GRACO (04.12.2018)
- Sơn giải pháp. (30.10.2018)
- Hội thảo WPC và giải pháp Sơn Kelly-Moore (05.10.2018)
- Sự hình thành sơn mỹ thuật (06.02.2018)